Xuân Yến

Chương 32 : Tín đắc nguyệt sơn mai chi (2)

Ngày đăng: 00:56 19/04/20


Trinh Lượng mua một mảnh đất ở ngoại thành phía Đông, dựng một nếp nhà. Đây

là nơi ở ổn định đầu tiên của họ sau một hành trình dài phiêu linh.

Trong nhà trần thiết giản dị, phần lớn là đồ sưu tầm từ chợ phiên giá rẻ và chợ đồ cũ ở nhiều nơi: đèn sàn theo phong cách thập kỷ trước, gương

sứ hình hoa sen, tủ quần áo bằng gỗ anh đào, đại khái là thế. Các món

trang trí khác đều được lựa chọn theo trường phái tự|nhiên và an toàn

cho môi trường, như ga trải giường sợi bông 100% khay gốm, khăn ăn vải

lanh, bồn rửa tay bằng sỏi mịn, chậu hoa bằng đất sét thiên nhiên...



Nhà bếp bày biện đơn giản, không có lò vi sóng, máy say sinh tố, máy rửa

bát, cối xay thịt, máy giặt. Khuynh hướng là cố gắng tận dụng lao động

tay chân như một cách tiêu hao năng lượng, không có vô tuyến, chưa bao

giờ xem bất cứ một chương trình truyền hình nào.



Vào mùa hạnh

chín, bên xóm có người gửi tới một thùng carton đầy áp quả hạnh mới hái

trên cây, mềm, vàng, thơm ngát. Họ cùng thức thâu đêm để làm tương hạnh, đóng vàc chai thủy tinh. Dưa chuột, cà chua, tỏi tây, đậu ván, hành lá

Ihu hoạch về rồi tùy loại mà lần lượt chia một nắm hoặc giỏ đến bếp các

nhà. Bằng đôi tay mình, Trinh Lượng cứ từng bước từng bước xây dựng tổ

ấm như mong muốn, không thua kém gì đàn ông. Nấu nướng, trồng trọt, thu

hoạch, quét dọn, tận hưởng niềm vui trong lao động.



Trên đường

phiêu lãng, họ thường đến các chợ phiên, tiệm đồ cũ và chợ nông sản địa

phương, dạo quanh ngắm nghía, tìm kiếm đồ vật sưu tập như sách cũ, tranh kí họa và tranh sơn dầu khổ nhỏ, y phục ngày xưa, đồ sứ, hàng thêu,

hàng dệt, tượng Phật, hạt bồ đề cổ, nghiên mực, vại đất sét, sứ màu, đồ

ngọc, đá điêu khắc, đất nung, rối bóng, hội họa, tranh cắt giấy… Các món này, thứ thì chụp ảnh, thứ thì phác họa lại, thứ thì hỏi mua, đóng gói

rồi nhờ chuyển về nhà.



Là người thấy nhiều hiểu rộng, Trinh Lượng không khép nội thất ở nhà theo một khuôn mẫu cố định nào, bởi thế mà

truyền thống Phương Đông sắp đặt bên khí chất phương Tây, chiết trung,

hài hòa, tự nhiên, càng ngắm càng thấy mới mẻ. Từ nhỏ Tín Đắc đã biết

vun xới sở thích, quần áo cất trong một cái tủ kê ở đầu giường, tủ trang trí bằng các chi tiết hình vỏ sò, màu lam nhạt như nền trời ban sáng

lúc mới thức giấc, sắc màu khiến lòng rất bình yên. Nhà bếp đặt một

chiếc tủ bằng gỗ đào hoa tâm, cửa gắn kính, bên trong bày hàng lô đồ

trà, cốc chén, bát đĩa thu thập được. Đây là kho báu của cô.





nói, bà truyền cho tôi gu thẩm mĩ và lòng trân trọng đối với vật dụng,

đây không phải là một biểu hiện của hư vinh, không phải sự đong đếm tiền bạc đơn thuần, càng không phải thái độ chiếm hữu thô bạo. Mà là một

kiểu tìm hiểu lẫn nhau êm đềm, nhạy cảm.



Cô nói, hồi nhỏ, tôi đi

đôi giày da, cũ mà thoải mái, chỗ xỏ dây có điểm một bông hoa bướm bằng

da sơn dương rất tinh xảo, sản phẩm của một thị trấn ở Ý. Váy tôi mặc

bằng vải gai, xếp li, hoa văn thêu chữ thập trên nền lam là tác phẩm

riêng có của một dân tộc thiểu số ở vùng cao nước Lào. Tôi còn có chiếc

vòng cổ độc nhất vô nhị xâu từ những bông hoa bằng tơ lựa các màu, hàng

thủ công, chất liệu vốn là của một bộ kimono lâu đời bày bán ở một khu

chợ tỉnh Nara Nhật Bản, màu sắc hoa văn ngày nay gần như không tìm được

nữa. Tôi đã đeo chiếc vòng này tham gia biểu diễn múa ở trường.



Sự tồn tại của những món đồ đầy cá tính giúp cô nhận ra mình khác với mọi

người. Giữ khoảng cách với đám đông, là một cách định vị phẩm chất.



7



Trinh Lượng của tuổi ba mươi lăm không khác biệt bao nhiêu so với thời hai

mươi bảy. Công việc nghệ thuật khép kín đơn thuần giúp thanh lọc tâm

hồn, ngăn cản lão hóa về ngoại hình. Lắm lúc dung mạo bà thậm chí còn

như quay lui, dần dần khôi phục vẻ thanh thoát nhẹ nhõm thời thiếu nữ.

Duy trì sự tập trung, hăng say làm việc, mở con đường mới để tìm hiểu ý

nghĩa của đời người, rèn giũa một diện mạo tương xứng với mình.



Không đọc tạp chí hay báo. Không xem biểu diễn triển lãm. Mặc váy áo may bằng vải tự dệt, giản hóa từ những kiều dáng của cả trăm năm trước, khuy

khuyết tự bọc cuốn bằng tay, viền hoa tự thêu. Mặt khác thì vẫn hút

thuốc, xăm mình, uống rượu mạnh, phóng xe bạt mạng, nuốt đủ mọi thứ

thuốc giảm đau, an thần, chống trầm cảm... Mỗi năm viết di chúc một lần. Những biểu hiện này, tuy vậy, không mảy mau mâu thuẫn nhau. Hàng năm

rời nơi đông đúc đến ở một chốn biệt lập, cắt đứt mọi tin tức, nhưng

thái độ với cuộc sống không hề thờ ơ nhạt nhẽo. Ngược lại, lòng nhiệt

tình và sự nhạy bén vẫn dồi dào vô tận sống động và giàu tưởng tượng.



Trong vườn, Trinh Lượng trông cây ăn quả, hải đường, đào, lê, táo, anh đào,

mùa xuân nở ra những đóa hoa sôi nổi. Dưới tán cây bà kè đá tảng, dẫn
Con người ông là một kết cấu rất khó nhận rõ, hỗn loạn và sắc cạnh như lăng kính. Ông là một kẻ cờ bạc, không nghề nghiệp tử tế, lại chỉ chuyên lao động chân tay. Không đọc sách không tư duy,

nhưng có trí óc linh lợi đơn thuần, đi thẳng vào cốt lõi của sự việc.

Trong người ông có nhiệt huyết thuần khiết như lửa, nhưng lắm lúc lại tỏ thái độ lãnh cảm và vô tình đến tàn nhẫn. Ông gần gũi và qua lại với

rất nhiều đàn bà, tham lam vơ vét mọi lạc thú, đồng thời sẵn sàng đón

nhận những kết thúc dở dang. Đời sống tình ái của ông luôn rộn ràng phấn khích, chưa bao giờ ì ạch hay suy tàn. Có lẽ ông cho rằng niềm vui và

cái đẹp đều ngắn ngủi, rồi sẽ mục rửa, sẽ nứt vỡ. Cần phải quyết đoán

ngay khi nó đến.



Luôn luôn độc thân, chưa bao giờ tính đến chuyện kết hôn. Ông cảm thấy gắn bó là một cái giá quá lớn để trả cho sự yếu

lòng, khuất phục và tình dục. Ông không phải là người có ý chí kiên định duy trì được lâu dài thái độ tỉ mỉ tinh tế, mà rất mau chuyển hướng,

thường xuyên bộc phát, thường xuyên thay đổi nguyên tắc. Không có mục

tiêu gì trong đời, bẩm sinh lại thích lao ra gánh vác và trải nghiệm

ngay. Không bỏ qua bất cứ một sự vật đẹp đẽ nào tự động xuất hiện, cũng

không hoang mang khi nó phơi bày những khía cạnh phiền phức, vì sẽ luôn

tìm được phương cách để ứng phó giải quyết.



Cuộc sống của ông là sản phẩm sinh ra từ tính cách ấy.



Thi thoảng lắm Trinh Lượng mới đãi khách ở nhà. Bữa tiệc lần đó, ăn ghẹ,

thưởng cúc, uống rượu. Cầm Dược giúp bà làm cơm, thực đơn không mấy cầu

kì. Khách đến khá đông, vừa gặp mặt là xôn xao bàn tán đủ mọi chuyện,

nào học giả nổi tiếng chính kiến bất hòa chê bai đấu tranh, nào những

vấn đề cực đoan trong học thuật, chính trị, phần tử tri thức, cứ thế

thao thao bất tuyệt, ai nói chuyện nấy, không khí vô cùng nhộn nhạo.



Cầm Dược nhấc món cuối cùng ra khỏi lò nướng, hỏi cô, đi cho mèo ăn với tôi không.



Họ rời phòng khách. Vườn tược ngoại ô có rất nhiều mèo hoang lang thang.

Cầm Dược thường cho chúng ăn. Ông bê một chậu cơm thừa đã trộn cá và

nước cá, đến bìa rừng trúc thì gõ lạch cạch vào bát, mèo hoang chạy ra

từng tốp hai ba con, rồi đổ dồn lại. Trăng trong như nước, trời đêm tĩnh mịch. Cô và ông ngồi xổm ven ruộng hoa cức, ngắm mèo ăn khuya. Cầm Dược châm một điếu thuốc, thong thả nói, mèo có rất nhiều khuôn mặt, kiêu

ngạo, cảnh giác, phục tùng, có lúc lười biếng, có lúc linh hoạt, có lúc

mạnh mẽ và thần bí. Về bản chất thì chúng mang trong mình trái tim của

hổ.



Cô nhận xét, ông yêu động vật, thực vật, hứng thú với con người thành ra lại ít nhất.



Lắm kẻ méo mó, cách quá xa bản tính tự nhiên rồi.



Vì thế ông không ở phòng khách...



Chỉ tổ lãng phí thời gian, nghe tán gẫu toàn chuyện vô vị. Thời gian vốn đã không nhiều, phải dùng vào những việc mình thích chứ. Em xem, ánh

trăng, hoa cúc, rừng trúc, tiếng gió, mèo ăn. Những sự vật này đan kết

thành một thể, thấm vào nội tâm, có thể hòa tan cùng nội tâm đó. Còn

những chủ đề đang sôi nổi bàn luận kia, có việc nào thực sự thiết thân

đâu, toàn là phù phiếm viển vông, lắm lúc giọng điệu còn đáng ghét nữa.

Mẹ em cần những người bạn ấy làm gì nhỉ, muốn nghe kịch à? Chắc buồn tẻ

quá nên tìm cách khuây khỏa đây mà.



Ông lại cằn nhằn, nếu thấy buồn tẻ, ngủ với tôi chẳng hơn ư. Tôi sẽ khiến cô ấy vui vẻ.



Ông rút ống trúc ra khỏi túi quần, nói, tôi thổi một khúc cho em nghe.



Lúc trước cô tưởng đây là sáo. Nhưng ống trúc này to và ngắn hơn sáo, âm

thanh vang ra rất trầm rất đục. Ông tự tay làm. Lựa cây quế trúc, chặt

lấy phần gần gốc gồm bảy đốt, ruột phủ sơn mài đỏ. Suốt cả quá trình tỉ

mỉ này, khó khăn lớn nhất chính là khoét gọt chính xác những đường cong

trong cái ruột chật hẹp/ May thay, ông đủ khéo tay. Ông nói đây có lẽ là nhạc cụ kì diệu nhất trên đời. Tư thế thay đổi, làn hơi thay đổi, hướng hơi thay đổi, đầu ngẩng hoặc cúi, giai điệu cũng sẽ trầm bổng khác

nhau. Thứ nhạc cụ có hình thức đơn giản này rất thịnh hành vào thời

Thịnh Đường, đến cuối đời Tống thì bắt đầu suy vi. Ông nói, vật này có

thuộc tính giống với vải dệt của mẹ em.



Ông ngồi trên tảng đá

xanh, ánh trăng lành lạnh, sương thu ướt đêm, mặt đất nở đầy cúc trắng

cánh dài. Có lẽ là do uống hơi nhiều rượu, giai điệu cất lên dạt dào như nước chảy mây trôi. Khúc nhạc cổ xưa ấy, Nguyệt sơn mai chi, sau này xa ông, cô không nghe thấy ở bất cứ chân trời góc bể nào nữa, dần dần quên bẵng diện mạo của nó. Như thể nó sinh ra trong hư vô, rồi cũng từ hư vô mà tan biến. Lúc này, cô và ông, ông và nó, nó và cô, gặp nhau nơi trần thế. Nhân duyên tụ hội, cùng tồn tại ở đỉnh điểm cô lập và đơn thuần

của thời gian. Giống một phong thư rút ra từ “Không”. Số phận đã sắp đặt để cô đọc được phong thư đó trong một cảnh mộng sắp tàn.



Chỉ

nhỏ, khi nhạc ngừng, dáng hình bất động giữa thời gian – không gian ấy

trông như một hình cắt giấy, vĩnh viễn mà mong manh. Rồi ông nhẹ nhàng

đứng dậy, những cánh hoa cúc và lá trúc mà gió thổi đậu trên áo, cùng lả tả rơi xuống.