Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
7 truyện
Đề cử

Anh Hùng Tiêu Sơn

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Kiếm Hiệp |Hoàn thành| 31 chương

Tác giả Trần Đại Sỹ đã giới thiệu đến với bạn đọc một truyện kiếm hiệp mới đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn như : Anh Hùng Bắc Sơn...Nay tác giả vẫn lấy chủ đề cũ, chủ đề về những câu chuyện võ hiệp, những chuyến phiêu lưu trên chốn hồ nhưng đem lại cảm giác mới mẻ cho bạn đọc.

Đọc truyện bạn sẽ được cùng hòa mình hay theo dõi những điều trước giờ tưởng chừng chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết cổ xưa, nay lại sống động dưới ngòi bút của tác giả. hãy cùng đón đọc truyện Anh Hùng Tiêu Sơn.

Hình thành tinh thần, tức chủ đạo của người Việt sau một thời gian dài bị Bắc thuộc, Hai Bà Trưng cùng các anh hùng chuẩn bị cuộc khởi nghĩa, 4 quyển, mang tên Anh-hùng Lĩnh-Nam. Gồm 40 hồi, mỗi quyển 10 hồi. Ôn lại tích xưa: Thuật lại sự tích thánh Gióng. Cuộc chiến giữa vua An-Dương và Triệu Đà, tích nẫy nỏ thần. Sự tích thánh Tản, thánh Chèm.

Thuận Thiên Di Sử

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Kiếm Hiệp |Hoàn thành| 30 chương

Xin đọc bộ Anh Hùng Tiêu Sơn trước khi đọc bộ Thuận Thiên Di Sử.Quý độc giả đã đọc chín trăm trang, bộ Anh-hùng Tiêu-sơn, giai đoạn một, mang tên Thầy Tăng Mở Nước. Danh từ Thầy Tăng Mở Nước xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười một. Các sử gia tranh luận năm về vấn đề: Thầy Tăng đó chỉ vào ai? Ngài La Quý-An? Ngài Vạn-Hạnh? Ngài Lý Khánh-Vân hay Ngài Bố-Đại? Như quý độc giả thấy, tất cả các Ngài, chứ không phải một Ngài.
Cho đến nay, không ai xác nhận danh tự ấy chỉ vào vị nào! Sự thực bấy giờ các tăng sĩ đều quan niệm Đạo pháp, dân tộc là một. Cũng như mới đây, hoàn cảnh đất nước, đã khiến linh mục Lương Kim-Định nêu ra: Linh-mục phải một vai vác Thánh Giá, một vai gánh Non Sông. Còn hầu hết các tăng ni, dù giòng nào, dù chi nào, dù phái nào, cũng ngửa mặt nhìn về thời đại Tiêu-sơn, suy ngẫm hành sự sao cho đúng với tinh thần Đạo Pháp – Dân Tộc là một.Giai đoạn thứ nhì của bộ Anh-hùng Tiêu-sơn mang tên Thuận-Thiên di sử. Thuận-Thiên là niên hiệu của vua Lý Thái-Tổ. Ngài sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp-Tuất (8-3-974). Nhằm niên hiệu năm thứ năm đời vua Đinh. Băng hà ngày 3 tháng 3 năm Mậu-Thìn (31-03-1028). Nhằm niên hiệu Thuận-Thiên thứ mười chín.Tuy vua Lý Thái-Tổ lên ngôi vua ngày 12 tháng mười năm Kỷ-Dậu (1009) nhưng theo truyền thống, cho đến hết năm đó, Ngài vẫn dùng niên hiệu Cảnh-thụy thứ nhì của vua Lê ngọa triều.Năm sau ngày 1 tháng giêng năm Canh-Tuất (1010), Ngài mới đặt niên hiệu Thuận-Thiên. Ngài băng hà tháng ba năm Mậu-Thìn (1028). Như vậy thời gian Thuận-Thiên gồm mười chín năm.Thời gian Thuận-Thiên được ca tụng như những năm tháng thanh bình, hạnh phúc nhất trong lịch sử tộc Việt. Thế nhưng những người nghiên cứu sử Hoa-Việt, đều không ít thì nhiều đặt các nghi vấn như sau:– Đầu triều Tống, Nho học chưa mấy thịnh. Thế mà khi Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh. Tống Thái-Tông hùng hổ sai Hầu Nhân-Bảo, Tôn Toàn-Hưng, Triệu Phụng-Huân, Quách Quân-Bảo… đem mấy chục vạn quân sang đánh, nêu lý do diệt kẻ thoán vị, cướp ngôi vua của ấu quân, khi chúa qua đời. Thế mà giữa đời Tống, Nho học cực thịnh. Triết lý trung quân đề cao, tại sao Lý Công-Uẩm cướp ngôi của nhà Lê, vua tôi nhà Tống lờ đi, hơn nữa còn sai sứ sang phong chức tước cho nữa? Có thực Tống tử tế như thế không? Hay vì dư oai trận Bạch-đằng chưa hết? Hoặc vì lý do nào khác? Thưa sự thực vìø Lý Công-Uẩn là phò mã của vua Lê Đại-Hành. Nho-giáo hết sức đề cao việc vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, vì vua Thuấn là người hiền, hơn nữa Ngài được vua Nghiêu gả hai công chúa là Nga-Hoàng và Nữ-Anh cho. Nay Lý Công-Uẩn cũng là người hiền, cũng là phò mã!– Tống, Việt, ngăn cách nhau bằng khu núi rừng, mang tên Bắc-biên. Nơi đó có 207 bộ tộc sống như những nước nhỏ. Khi Tống mạnh, theo Tống. Khi Việt mạnh theo Việt. Triều đình cũng như biên thần nhà Tống hết sức dành dân, lấn đất. Thuận-Thiên hoàng đế cùng anh hùng thời đó làm cách nào giữ được, cho đến nay vẫn thuộc Việt?– Hồi Lê-Hoàn cướp ngôi nhà Đinh, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, đem quân chống lại, gây cảnh tương tàn. Lại còn Ngô Nhật-Khánh mượn quân Chiêm về đánh phía Nam. Thế sao khi Lý Công-Uẩn cướp ngôi vua, bấy giờ chỉ giữ chức vụ khiêm tốn Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Tức coi hệ thống bảo vệ vua Lê. Vậy các quan trấn ở ngoài, cũng như trong triều đâu, mà không chống trả? Nguyên do nào?– Vua Lý Thái-Tổ, đã cai trị dân như thế nào, mà các sử gia sau này ca tụng công đức đến không tiếc lời?– Sử nói rằng, thời đại Tiêu-sơn, là thời đại cực thịnh của Phật-giáo. Thế nhưng một người Việt không rõ tên họ, cùng Lưu Trí-Viễn mang một thứ tôn giáo ở bộ lạc Sa-đà về Trung-quốc. Rồi từ đó lập ra triều Hán (Thời Lục-triều). Sau ông ta trở về Đại-Việt tranh dành ngôi vua, gây thành cảnh núi xương sông máu thời mười hai sứ quân. Hành trạng của ông ta ra sao?
Xin độc giả theo dõi trong chín trăm trang, bộ Anh hùng Tiêu sơn, giai đoạn hai, mang tên Thuận-Thiên di sử.

Anh Linh Thần Võ Tộc Việt

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Kiếm Hiệp |Hoàn thành| 42 chương

Thay lời tựaThư viết cho tuổi trẻ Việt-NamĐây là những dòng tác giả viết cho tuổi trẻ Việt, dù ở trong nước hay ở ngoài lãnh thổ Việt-Nam.
Xin các vị cao minh bỏ qua, chẳng nên bận tâm.Các bạn trẻ thân,Tôi ngồi viết những dòng tâm huyết này gửi đến các nhân Thư-viện Việt-Nam tại Hoa-kỳ tái bản lần thứ nhất bộ Anh Linh Thần Võ Tộc Việt .Tôi khởi thảo thuật công cuộc dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta vào tuổi 29 (1968). Tính đến nay trải 33 năm. Ba mươi ba năm so với lịch sử thì không dài, nhưng so với đời người, quả đã chiếm một khoảng quá quan trọng. Suốt thời gian đó, gần như tôi vượt qua tất cả những dịp may được hưởng thụ, để hoàn thành kỳ vọng của tiền nhân, để đạt được ước nguyện.Ước nguyện của tôi là thuật công cuộc dựng nước, giữ nước vĩ đại của tổ tiên ta trong năm nghìn năm lịch sử. Khởi thảo, tôi đã cùng phụ thân luận bàn đến gần một năm, để định rõ đoạn nào nên thuật, đoạn nào không nên thuật. Nhất, là sao trong bốn mươi năm, tôi có thể thực hiện trọn vẹn. Sau khi đẵn đo, tôi chia lịch sử làm 5 thời kỳ cần phải thực hiện:1. Thời kỳ Lĩnh Nam, thuật công nghiệp của vua Trưng cùng 162 tướng khởi nghĩa vào đầu thế kỷ thứ nhất. Đây là cuộc khởi nghĩa thành công, chỉ đạo bởi một những nữ anh hùng, mà trên thế gian chưa một phụ nữ nước nào có thể so sánh. Ba bộ sách thuật thời kỳ này mang tên Anh Hùng Lĩnh Nam 4 quyển, Động Đình Hồ Ngoại Sử 3 quyển, Cẩm Khê Di Hận 4 quyển, tổng cộng 11 quyển, 3510 trang. …Chắc có bạn hỏi tôi rằng tại sao trước vua Trưng, tộc Việt từng có những thời rực hào quang như Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân. Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung thời vua An-Dương phá quân Tần; mà không thuật? Xin thưa, những huân nghiệp đó đến thời vua Trưng đã trở thành chủ đạo của người Việt, nên được nhắc đến trong suốt 3510 trang.2. Thời kỳ Tiêu Sơn, tiền nhân không khuyến khích tôi viết về thời kỳ Tiêu Sơn, vì viết về thời này thì phải thuật chiến công vượt biên Bắc phạt của Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (Ỷ-Lan) và Thái-úy Lý Thường-Kiệt. Nguyên do các người đều là nhà nho. Mà nhà nho thì cực kỳ ghét việc các bà Thái-hậu cũng như hoạn quan nắm quyền. Trong lịch sử Hoa-Việt, có không biết bao nhiêu các bà Thái-hậu nhân ấu quân lên ngôi, ngồi phụ chính, rồi chuyên quyền, dâm đãng, gây cho nước loạn. Còn bọn hoạn quan, nhờ vào vị thế tôi đòi hầu hạ vua, chúa cùng cac bà trong hậu cung mà nắm quyền, gây ra không biết bao nhiêu việc loạn ly, phá hoại kỷ cương đất nước. Nhưng ngày nay những bà Thái-hậu ngu dốt, những hoạn quan không còn nữa. Vì vậy tôi quyết định viết về thời kỳ Tiêu Sơn, thuật giai đoạn triều Lý dùng đức từ bi hỷ xả của Phật-giáo để trị nước, tạo hạnh phúc cho dân, cùng chiến công phía Bắc đánh Tống, phía Nam mở rộng bờ cõi.3. Thời kỳ Đông A, tức thời Trần. Vì trong chữ Nho, chữ Đông với chữ A thành chữ Trần, nên sử gọi triều Trần là triều Đông A. Nội dung thuật ba cuộc thắng Mông-cổ của quân dân đời Trần. Như các bạn biết, quân Mông-cổ thắng từ Á sang Âu, đặt nền cai trị mấy trăm năm. Họ chỉ bại duy nhất tại Nhật-bản và Việt-Nam. Họ bại tại Nhật-bản thì dễ hiểu, vì Mông-cổ là quân kỵ. Họ bỏ ngựa đánh thủy chiến, thì cái bại đã thấy trước. Nhưng tại Việt-Nam tại sao họ bại?4. Thời kỳ Lam Sơn,thuật cuộc khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm, tái lập tự trị, do một nông dân là Lê Lợi chỉ đạo. (1418-1428)5. Thời kỳ Tây Sơn, lại được chỉ đạo bởi những anh hùng áo vải, tái thống nhất đất nước, rồi chỉ một trận quét sạch 20 vạn quân Thanh và một trăm vạn dân phu.Khi tôi viết những dòng này, tôi đã hoàn thành tất cả 9 bộ, 35 quyển, khoảng 13.000 trang. Năm nay (2001), tôi đã bước vào tuổi 62 rồi, tuy nhiên sức khỏe còn tốt, tinh thần vẫn minh mẫn để thuật tiếp ba bộ nữa. Một là bộ Anh Hùng Đông A gươm thiêng Hàm-tử, nói về chiến thắng Mông-cổ lần thứ nhì và ba. Hai là bộ Anh Hùng Lam Sơn. Ba là bộ Anh Hùng Tây Sơn. Tổng cộng, tôi còn nợ Tổ-tiên, nợ Dân-tộc, nợ các bạn khoảng 7.500 trang nữa. Tôi tin rằng tôi sẽ trả xong nợ trước khi gối mỏi, trước khi linh mẫn ra đi.Về thời kỳ Tiêu Sơn chia làm năm giai đoạn:Giai đoạn m

Anh Hùng Bắc Cương

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Kiếm Hiệp |Hoàn thành| 41 chương

Xin đọc bộ Thuận Thiên Di Sử trước khi đọc bộ Anh Hùng Bắc Cương.

Quý độc giả đã đọc Anh-hùng Tiêu-sơn giai đoạn một, mang tên Thầy tăng mở nước. Thấy tăng mở nước không phải là tên mới, vì đã xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười hai, để chỉ chư vị ni hồi đó biến đổi Phật-giáo từ Ấn-độ, Trung-quốc qua, thành một Phật-giáo dân tộc. Nhân ở hoàn cảnh mất nước lâu dài trong gần nghìn năm, các ngài đã lồng đạo pháp đức Thế-tôn với chủ đạo tộc Việt thời vua Hùng, vua An-Dương vua Trưng làm một. Bởi vậy mới có câu: “Đạo pháp bất dị quốc đạo”.Vì nước mất đã lâu, nay các ngài dựng lại được, nên người đương thời dùng câu Thầy tăng mở nước để ghi nhớ công ơn.Đạo-pháp, dân tộc là một không có nghĩa toàn thể tộc Việt phải sống trong đạo Phật, mà có nghĩa: Đem đạo pháp của đức Thế-Tôn ra giúp dân tộc. Đem đức từ bi, hỷ xả làm căn bản trong việc trị dân.Giai đoạn hai, chỉ rõ một Phật-tử trong ngôi vị hoàng đế, đem đạo pháp ra trị nước, làm cho dân chúng ấm no, sung sướng như thời vua Hùng, vua Trưng. So sánh với Trung-nguyên bấy giờ hoàn toàn dùng Nho, khác hẳn. Thế nhưng không có ma sao có Phật? Bởi vậy trong triều Thuận-Thiên hoàng đế (Lý Thái-tổ) quên ăn, quên ngủ lo cho dân, thì ma qủi hiện ra dưới lớp Hồng-thiết giáo. Lại có những con ma, con quỷ đội lốt tăng ni như Nguyên-Hạnh, Hoàng-Liên, Thạch-Phụng.2. Đến giai đoạn ba thời đại Tiêu-sơn biến sang một nét mới, thuật công cuộc phòng ngự biên cương phía Bắc của 207 khê động, tức các bộ lạc dân tộc thiểu số. Suốt mấy nghìn năm, cho đến nay, các khê động như hàng rào, bảo vệ Bắc-cương Đại-Việt.Vào thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, lãnh thổ nước ta tới hồ Động-đình. Riêng lĩnh địa quận Giao-chỉ gồm lưu vực sông Hồng tức Bắc-Việt ngày nay và vùng lưu vực sông Tả-giang, Hữu-giang tức vùng Nam Trung-quốc như : Lộc-xuân, Nguyên-dương, Khâu-bắc, Văn-sơn, Phú-định (thuộc Vân-Nam). Một phần phía Tây-Nam sông Tả-giang như Điền-lâm, Bách-sắc, Điền-dương, Điền-Đông, Sùng-tả, Bồ-Bắc, Nhạc-xuyên thuộc Quảng-Tây.(1)Những năm 1981-1982-1983 khi công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaceutique, viết tắt là CEP), Ủy-ban trao đổi Y-học Pháp-Hoa (Comité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) du hành sưu khảo trong các vùng trên, tôi đã được phỏng vấn trước sau gần năm mươi giòng họ trong vùng này. Có tới bốn mươi ba giòng cho biết gia phả chép rằng, tổ tiên họ vào thời Tống còn là người Việt. Tôi cũng mò mẫm vào bảo tàng viện địa phương, cơ quan bảo tồn di tích cấp xã để nghiên cứu về kết quả những cuộc khai quật trong các vùng nói trên.Một số mộ tìm thấy những viên gạch trên nắp quan tài ghi tên người quá cố với những niên hiệu của:Vua Lê-đại-Hành như Thiên-Phúc (980-988) Hưng-thống (989-993) Ứng-thiên (994-1005),Vua Lý Thái-Tổ như Thuận-Thiên (1010-1028), Lý Thái-Tông như Thiên-Thành (1028-1033) Thông-Thụy (1034-1037).Di tích gần nhất là ngôi mộ giòng họ Quách ở vùng Điền-Đông thuộc Quảng-Tây ghi:Quách công húy Tuần. Thụy Minh-Mẫn
Chung ư thập tam nhật, thập nhị nguyệt, Tý thời
Kim vương Đại-Định, bát niên, Ất-MãoNghĩa là: Ông họ Quách tên là Tuần, tên thụy là Minh-Mẫn, từ trần giờ Tý ngày mười ba, tháng chạp. Nhằm niên hiệu đức vua Đại-Định năm thứ tám, tức năm Ất-Mão. Tra trong sử, Đại-Định là niên hiệu của vua Lý Anh-Tông. Năm thứ tám là năm 1147.Tại Khâu-bắc, Văn-sơn, Phúc-định thuộc Vân-Nam còn có đền, miếu thờ công chúa Bảo-Hòa, nhưng không biết công chúa Bảo-Hòa Lý hay Thân. Người ta đã khai quật nhiều mộ người Việt, ghi lại những di tích đời Trần với niên hiệu vua Trần Thái-Tông, Nhân-tông.Giữa hai vùng đồng bằng Tả-giang, Hữu-giang với Trung-châu Bắc-Việt chia cách nhau bằng khu rừng núi Bắc-biên ngày nay. Trong đám rừng núi này có 207 nhóm sắc tộc Mèo, Thái, Mán, Nùng, Tày, Mường. Sử gia Trung-quốc gọi họ là Man-dân, hoặc Khê-động. Sự thực những khê-động là di tích của các Lạc-ấp thời vua Văn-lang, Âu-lạc, Lĩnh-Nam còn sót lại.Khi Mã Viện chiếm trọn Lĩnh-Nam. Y trồng một cột Đồng-trụ ở biên giới Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận. Nếu vậy, đồn

Cẩm Khê Di Hận

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Lịch Sử |Hoàn thành| 29 chương

Phần tiếp theo của bộ ĐỘNG-ĐÌNH-HỒ NGOẠI-SỬ đồng tác giả.

Động Đình Hồ Ngoại Sử

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Lịch Sử |Hoàn thành| 30 chương

Đây là phần tiếp theo bộ Anh Hùng Lĩnh Nam.

Nam Quốc Sơn Hà

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ | Lịch Sử |Hoàn thành| 52 chương

Nói đến thế loại kiếm hiệp có hòa trộn yếu tố lịch sử hẳn bạn sẽ rất thích thú khi theo dõi những câu chuyện của tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ, một câu chuyện khiến ta vừa có chút tự hào lại có chút hiếu kỳ muốn hiểu. Tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà chính là một câu đại diện tiêu biểu trong hàng loạt những tác phẩm viết về lịch sử nước nhà cũng như dòng chảy những sự kiện trong quá khứ.

Niên hiệu Long-thụy Thái-bình thứ sáu, đời vua Lý Thánh-tông, là năm Kỷ-Hợi (1059), bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Gia-hựu thứ tư, đời vua Tống Nhân-tông. Bấy giờ vào tiết tháng hai, hoa soan nở rực bầu trời. Mỗi trận gió thổi, là y như những cánh hoa tím nhạt bay lả tả trong không gian. Bên bờ những con sông nhỏ, hoa tầm xuân nở rực lên mầu hồng. Những áng cỏ non ven đường trổ mầu xanh non, mướt như tơ. Giữa cảnh hoa xuân rực rỡ ấy, một kỵ binh phi như bay trên con đường dài. Khi đến cổng làng Sủi, thì ngừng lại.

Là câu chuyện xuất phát nguồn cho những điều lạ lùng hay khởi điểm cho một bước ngoặt lớn trong những chuỗi thời gian, sự kiện. Đọc truyện để cùng bước vào những cuộc hành trình này, cùng đồng hành và theo dõi những sự kiện, cùng lật mở những trang vàng trong lịch sử. Bạn cũng có thể theo dõi những truyện khác cùng thể loại như: Quan Môn, Phương Trượng,...